
Với sự đóng góp trong nhiều lĩnh vực như: hàng không, hàng hải, kiến trúc, ô tô, dân dụng,… vật liệu composite cũng từ đó ngày càng được đầu tư hoàn thiện gắn liền với những công nghệ hiện đại hơn.

Các công nghệ composite trên thế giới
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc sản xuất – gia công vật liệu composite sử dụng rất nhiều công nghệ, nổi bật như:
+ Công nghệ Hand Lay-up (lăn tay) sử dụng rulô hay cọ quét có kích thước khác nhau để thấm nhựa lên bề mặt sợi dạng tấm vải dệt, thấm và lăn rulô từng lớp một cho đến khi đạt độ dày yêu cầu.
+ Công nghệ Filament Winding (cuốn sợi): là quá trình cuốn sợi, một dải sợi liên tục đã được tẩm nhựa lên bề mặt của một lõi quay đã được tạo hình chính xác, sau đó được lưu hóa ở nhiệt độ phòng hoặc gia nhiệt để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
+ Công nghệ Pultrusion (đúc kéo) là công nghệ để sản xuất các sản phẩm dạng profile có tiết diện không đổi (như hình chữ U, hình chữ I, hình chữ L,…). Sợi được kéo tự động và liên tục qua một bể nhựa và sau đó qua đầu tạo hình được gia nhiệt.
+ Công nghệ VARIM sử dụng áp suất chân không định hình sản phẩm như công nghệ VARTM. Nhưng khác khuôn trên là túi nhựa. Ứng dụng công nghệ chế tạo các sản phẩm kích thước lớn, chất lượng cao.
+ SMC sử dụng vật liệu composite dạng tấm phẳng có chứa sợi và các loại chất độn được phân tán trong nhựa nhiệt rắn. Nhựa trong tấm SMC chưa được đóng rắn, nhưng có độ nhớt rất cao. Nó được đóng rắn khi gia công tạo sản phẩm cuối cùng bằng cách ép vào khuôn. Công nghệ BMC cũng tương tự SMC nhưng thay vì sử dụng nguyên liệu dạng tấm thì BMC sử dụng nguyên liệu dạng khối.
Công nghệ sản xuất composite tại Nhà máy Linh kiện composite
Tại Nhà máy Linh kiện composite – THACO Parts, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong sản xuất chế tạo vật liệu composite, nhưng nổi bật nhất vẫn là: công nghệ Hand Lay-up, VARTM, SMC hiện đang dẫn đầu xu hướng trong sản xuất – gia công vật liệu composite hiện nay.
1. Công nghệ Hand Lay-up (lăn tay)
Công nghệ lăn tay tại nhà máy Linh kiện composite: là phương pháp thủ công, thực hiện đơn giản. Là phương pháp được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay trong chế tạo vật liệu composite.
Ưu điểm:
- Thực hiện và xử lý đơn giản nhất trong các công nghệ chế tạo composite.
- Khuôn mẫu sử dụng đơn giản bởi quá trình nhiệt độ và áp suất thấp.
- Thành phẩm đa dạng, màu sắc đẹp và hoàn chỉnh.
- Độ bền tốt.
Ứng dụng công nghệ lăn tay tạo ra các sản phẩm như:
- Nội và ngoại thất xe Bus
- Bồn tắm composite
- Bể nuôi thủy sản
- Ốp chân trụ đèn
- Ghế
- Chậu hoa,…
2. Công nghệ VARTM
Công nghệ VARTM hay còn gọi là công nghệ hút chân không, thường xuyên được sử dụng trong chế tạo vật liệu composite. Đây là phương pháp sử dụng sự chênh lệch áp suất trong khuôn và thiết bị chứa vật liệu để chuyển nhựa vào khuôn.
Ưu điểm:
- Cách chế tạo đơn giản, chi phí đầu tư thấp.
- Kích thước sản phẩm đồng đều, chính xác.
- Thời gian sản xuất nhanh.
- Tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đẹp, đồng nhất với nhau.
- An toàn, thân thiện với môi trường.
Ứng dụng công nghệ VARTM tạo ra các sản phẩm:
- Nội thất và ngoại thất xe du lịch
- Lướt gió xe tải
- Đặc biệt công nghệ hút chân không có thể chế tạo rất nhiều sản phẩm composite theo yêu cầu
3. Công nghệ SMC
Cộng nghệ SMC sử dụng tấm chắn composite, đây là phương pháp đúc ép lõi vật liệu thô, vật liệu cốt lõi được cắt ngắn tạo thành sợi thô, kết hợp với nhựa dạng rắn, tất cả được cho vào khuôn định hình để tác khuôn và thu sản phẩm.
Ưu điểm:
- Thao tác dễ dàng, hiệu quả mang lại cao.
- Trọng lượng nhẹ, có khả năng chống ăn mòn.
- Tính lưu động tạo hình tốt.
- Giá thành thấp, phù hợp với quy mô sản xuất lớn.
Trong thời gian tới, nhà máy Linh kiện composite sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển công nghệ chế tạo vật liệu composite tạo ra các sản phẩm đa dạng và chất lượng cao, với giá thành hợp lý đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong nước và xuất khẩu.
Trả lời